Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Giáo án Ngữ văn Tuần 30



<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
Tuần  : 30
Tiết    : 141,142
Ngày soạn : 02/4/12
Ngày dạy : 03/4/12
        Bài 28:               
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (trích)
                                                         (LÊ MINH KHUÊ)



A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:


Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.


B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:


  1. Kiến thức:


-           Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô giá thanh niên xung phong trong truyện.


-           Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.


  1. Kỹ năng:


-          Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.


-          Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.


-          Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.


  1. Thái độ: Biết sống có lý tưởng, cống hiến cho quê hương, đất nước.


C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


  1. Ổn định (1’): Điểm diện lớp
  2. Kiểm tra bài cũ (2’): ): - Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Bến quê. Phân tích ngắn gọn nghệ thuật đặc sắc của truyện.
  3. Bài mới:


* Giới thiệu bài (1’): - Giáo viên treo một bức  tranh nói về các cô gái thanh niên xung phong, thuyết minh và gợi lại không khí chiến đấu ác liệt của các cô gái thanh niên xung phong nói riêng và nhân nhân ta trên tuyến đường Trường Sơn nói chung trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


* Bài học:


<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giáo viên cho học sinh đọc chú thích (*) – SGK.
(?) Tóm tắt những nét chính về tác giả? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
Học sinh dựa vào SGK phát biểu, bổ sung. Giáo viên củng cố.
(?) Theo em, văn bản được viết theo thể loại gì? (Truyện ngắn). Để phân tích ta cần chú ý vào những yếu tố nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc: giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lới đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. Học sinh đọc và giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt ngắn gọn đoạn trích.
- Tìm hiểu chú thích: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong SGK.
(?) Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
Học sinh suy nghĩ, chỉ ra được: Truyện được trần thuật từ nhân vật chính – Phương Định, kể ở ngôi thứ nhất g Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Giáo viên dẫn chuyển ý.
(?) Ta biết gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong? Nhận xét về hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ?
Học sinh chú ý vào văn bản, phát biểu: Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn:
-          Chạy trên cao điểm giữa ban ngày.
-          Sau trận bom, họ phải lao ra trọng điểm,…phá bom.
g Căng thẳng, nguy hiểm luôn rình rập.
Giáo viên cho học sinh đọc lại đoạn “Có ở đâu như thế này không…trở về hang”.
Giáo viên giàng bình và lấy dẫn chứng thêm về trường hợp 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, phim tài liệu Tuổi trẻ Việt Nam (Nhật) để học sinh thấy được sự ác liệt của chiến tranh và tinh thần của các nữ thanh niên xung phong.
(?) Qua lời kể, tự nhận xét và nhận xét của Phương định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
Học sinh hoạt động nhóm (3’), phát biểu, bổ sung:
g Những cô gái trẻ có phẩm chất chung của thanh niên xung phong ở chiến trường:
-          Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ.
-          Lòng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ.
-          Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
-          Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
Với mỗi ý, học sinh phải chứng minh rõ ràng bằng những luận cứ trong văn bản.
(?) Tuy vậy, ở họ vẫn có những nét riêng nào? Chứng minh.
Học sinh hoạt động nhóm (3’), phát biểu:
-      Phương Định là một cô gái Hà Nội, nhạy cảm và lãng mạn.
-      Chị Thao lớn tuổi, từng trải hơn nên dự định cũng thiết thực hơn chứ không mơ mộng như tuổi trẻ.
-      Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn và cũng rất hồn nhiên. Khi máy bay giặc đến rất nhanh nhẹn, hành động nhanh gọn và rất dũng cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý vào những chi tiết khắc hoạ tính cách, phẩm chất, tâm lý nhân vật Phương Định.
(?) Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ, em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích và chứng minh?
Học sinh tìm chi tiết cụ thể ở SGK để chứng minh và rút ra được:
-      Là con gái Hà Nội vào chiến trường, hồn nhiên, những kỷ niệm về tuổi thơ luôn sống trong cô g dịu mát về tâm hồn.
-      Vào chiến trường đã 3 năm, đã quen với đạn bom,nguy hiểm, ngày ngày giáp mặt với cái chết nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những dự định cho tương lai.
-      Yêu mến, gắn bó với đồng đội trong tổ, quí trọng, cảm phục những chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm.
-      Giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu.
(?) Diễn biến tâm lý của Định trong lần phá bom nổ chậm được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
Học sinh đọc lại đoạn tả cảnh phá bom, phân tích và khái quát:
* Trong lần phá bom nổ chậm:
- Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt …
(từ chỗ đến gần đào quanh quả bom, nghe cảm giác quả bom nóng dần lên, căng thẳng chờ đợi tiếng nổ …) Tác giả miêu tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát, dù đây là công việc đã quen thuộc.
=> Thế giới tâm hồn của cô thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở những ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống chiến đấu gian khổ ác liệt.
(?) Qua đây, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả? (Miêu tả chân thực, sinh động tâm lý nhân vật)
* Thảo luận 3’: Đọc truyện ngắn này em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? ( con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng,…)
Giáo viên thuyết giảng thêm để thấy được giá trị của truyện trong phương hướng chung của văn học việt Nam thời kháng chiến (1945 – 1975). Tích hợp với văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính hoặc câu thơ của Tố Hữu: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(?) Vậy chủ đề của truyện ngắn này là gì? Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
(?) Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? – Học sinh dựa vào ghi nhớ, phát biểu.
* Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt truyện; phân tích nhân vật Phương Định trong truyện.
- Chuẩn bị bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn).
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Xuất xứ:

3. Thể loại:
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc và giải thích từ khó.




2. Tìm hiểu văn bản:
a. Cách kể chuyện:




b. Phân tích.
* Những cô gái thanh niên xung phong.
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: trên một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn g Căng thẳng, nguy hiểm luôn rình rập.






- Nét chung ở họ:
+ Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ.
+ Dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ.
+ Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
+ Có những nét chung của các cô gái trẻ.



- Ở họ còn có những nét tính cách riêng.










* Nhân vật Phương Định.

- Là cô gái Hà Nội, kỷ niệm luôn sống trong cô.
- Hồn nhiên, trong sáng và mơ ước về tương lai.
-      Yêu mến, gắn bó với đồng đội.
-      Nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu.






- Trong lần phá bom nổ chậm:
+ Hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt …
g Tác giả miêu tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ của nhân vật.



















3. Tổng kết.



III. Hướng dẫn tự học:






E. RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................................


................................................................................................................................................................


................................................................................................................................................................






























































<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
Tuần  : 30
Tiết    : 143,144
Ngày soạn : 04/4/12
Ngày dạy : 05/4/12
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
                          


A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:


Nắm vững những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học ở học kỳ II.


B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:


  1. Kiến thức:


Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.


  1. Kỹ năng:


-          Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống kiến thức về phần tiếng Việt.


-          Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.


  1. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.


C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập.


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


  1. Ổn định (1’): Điểm diện lớp
  2. Kiểm tra bài cũ (1’): - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.


3.      Bài mới:                                 


* Giới thiệu bài (1’): - Giáo viên dẫn vào bài.


* Bài học:


<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
 (?) Thế nào là khởi ngữ ? (Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với).
(?) Có những thành phần biệt lập nào? Nêu khái niệm của các thành phần biệt lập?  Học sinh nhớ lại, phát biểu.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu, hoạt độn nhóm (3’), lên bảng làm:
  * Lập bảng theo mẫu:
<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi – đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
những người…
Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái?
Học sinh viết đoạn văn, sau đó gọi học sinh đứng dậy trình bày. Giáo viên tham khảo đoạn văn mẫu:
       Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời – cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lý không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó giống như hoặc gần như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lý do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con người mới nhận ra rằng: Gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lý giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì cuộc sống của anh ta hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng chính vào trong khoảnh khắc mà trực giác mách bảo cho biết anh rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật Nhĩ là một nhân vật tư tưởng; nhưng thứ tư tưởng đã được hình thành một cách tài hoa và khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
(?) Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
Học sinh nêu được khái niệm về liên kết giữa nội dung và hình thức.
Bài tập 1: Giáo viên làm mẫu cho câu (a), còn học sinh thảo luận câu (b), (c), lên bảng làm:
  1. Nhưng, nhưng rồi, và : phép nối
  2. Cô bé – cô bé : phép lặp; cô bé – nó :phép thế
  3. Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn tôi nữa – thế : phép thế.


Bài tập 2: Kết hợp với bài tập 1. Học sinh làm bài tập 2.
* Ghi kết quả vào bảng tổng kết theo mẫu:
Bảng tổng kết về các phép liên kết đã học
<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>

Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé

Nó, thế
Nhưng, nhưng rồi,
Bài tập 3: Học sinh thực hiện, giáo viên kiểm tra kết quả bài làm của học sinh.
(?) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Học sinh nhớ lại, phát biểu, bổ sung.
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc truyện cười.
Học sinh hoạt động nhóm (3’), lên bảng làm.
Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông”.
Bài tập 2: Học sinh đọc và xác định yêu cầu. Hoạt động nhóm (4’), lên bảng làm.
      a.  Từ câu in đậm có thể hiểu:
-          Đội bóng huyện chơi không hay
-          Tôi không muốn bình luận về việc này.
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
      b.  Hàm ý của câu in đậm là: “Tớ chưa báo  cho Nam và Tuấn”
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
* Hướng dẫn tự học:
- Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
- Chuẩn bị tiết Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.



Bài 1:





Bài 2:
















II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Bài 1:
a, Nhưng,nhưng rồi, và thuộc phép nối.
b, Cô bé – cô bé (phép lặp); cô bé – nó (phép thế).
c, Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn tôi nữa – thế (phép thế).
Bài 2:







Bài 3:

III. Nghĩa tường minh và hàm ý.

Bài 1:
- Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông”
Bài 2:





IV. Hướng dẫn tự học:


E. RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................................


................................................................................................................................................................









































<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
Tuần  : 30
Tiết    : 145
Ngày soạn : 05/4/12
Ngày dạy : 06/4/12
BIÊN BẢN                        





A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:


Nắm được đặc điểm, cách viết biên bản.


B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:


  1. Kiến thức:


-          Đặc điểm của biên bản.


-          Cách viết biên bản


  1. Kỹ năng:


-          Rèn kỹ năng viết biên bản.


  1. Thái độ: Có ý thức xây dựng đúng các văn bản hành chính công vụ.


C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập.


D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


  1. Ổn định (1’): Điểm diện lớp
  2. Kiểm tra bài cũ (1’): - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.


3.      Bài mới:                                 


* Giới thiệu bài (1’): - Giáo viên dẫn vào bài.


* Bài học:


<><><><> <><><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <> <><><><> <><><><><> <><><><><> <> <><><><> <>
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm biên bản (7’)
Gọi học sinh đọc 2 văn bản ở phần I SGK/123-124.
(?) Biên bản ghi lại những sự việc gì?
Học sinh suy nghĩ, phát biểu:
Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự cuộc họp chi đội; Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lý.
(?) Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Học sinh suy nghĩ, chỉ ra được: Số liệu chính xác, ghi chép trung thực, đầy đủ, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn.
(?) Ngoài 2 biên bản SGK, em hãy kể thêm một số biên bản khác thường gặp trong thực tế?
-          Biên bản bàn giao (Biên bản bàn giao công tác).
-          Biên bản kiểm kê (Biên bản kiểm kê tài sản).
-          Biên bản phạt hành chính.
Giáo viên cho học sinh đọc biên bản mình đã sưu tầm.
(?) Thế nào là biên bản? – Học sinh suy nghĩ, rút ra định nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách viết biên bản (20’)
Đọc lại 2 biên bản ở mục 1 trong SGK.
(?) Xác định 3 phần của hai biên bản trên? – Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
(?) Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? - Học sinh:
-          Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
-          Tên của văn bản phải nêu rõ nội dung chính của biên bản; viết bằng chữ in hoa, ở giữa trang giấy.
(?) Phần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản? Tính chính xác cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào? – Học sinh:
-          Ghi lại diễn biến, kết quả sự việc.
-          Ghi phải trung thực, khách quan.
-          Tính chính xác, cụ thể giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở để xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn.
(?) Phần kết thúc của biên bản có những mục nào? Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì? – Học sinh:
-          Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
-          Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của người có trách nhiệm lập biên bản.
(?) Lời văn của biên bản phải như thế nào? (Lời văn cần ngắn gọn, chính xác).
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần ghi nhớ (SGK).
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (13’)
Bài tập 1: Giáo viên ghi bài tập vào bảng phụ, học sinh thảo luận: Hãy lựa chọn tình huống viết biên bản?
Học sinh phát biểu, nhận xét, chỉ ra được: Các trường hợp viết biên bản: (a), (c), (d)
Bài tập 2: Hướng dẫn học sinh làm.
I. Đặc điểm biên bản.
*  Ví dụ :  















II. Cách viết biên bản.
* Ví dụ:
























* Ghi nhớ (SGK).
III. Luyện tập.
Bài 1:
Tình huống viết biên bản: a, c, d.
Bài 2:





E. RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................................


................................................................................................................................................................


................................................................................................................................................................


................................................................................................................................................................



























1 nhận xét:

  1. thay oi? sao em tim mai ma ko they chuong trinh dia phuong phan tap lam van o dau z?

    Trả lờiXóa